Kết quả tìm kiếm cho "địa bàn huyện Châu Phú"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 10233
Công ty Cổ phần Phà An Giang cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ ngày 30/4 đến 4/5), công ty huy động 33 chiếc phà trọng tải từ 30 - 200 tấn đưa hành khách, phương tiện vượt sông Tiền, sông Hậu ở 9 bến phà, phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của người dân và các phương tiện.
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Ngày 29/4, đoàn kiểm tra, thẩm định xét công nhận xã Thạnh Mỹ Tây đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024, do Phó Chánh Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang Phạm Thái Bình làm trưởng đoàn đã buổi làm việc tại huyện Châu Phú. Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Phú Nguyễn Thị Ngọc Lan tiếp và làm việc với đoàn.
Không chỉ là vùng đất non nước hữu tình, An Giang còn tự hào với những “địa chỉ đỏ” về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Nhìn lại chặng đường 50 năm, Công an tỉnh An Giang đã góp phần quan trọng bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội của địa phương.
Trong những ngày diễn ra Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân An Giang đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng với cả nước chung sức, đồng lòng, quyết tâm giải phóng quê hương, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Không chỉ là quê hương của những người con anh dũng, Thoại Sơn còn là minh chứng sống động cho tinh thần quật cường, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của một vùng đất từng gánh chịu bao đau thương mất mát. Từ những năm tháng kháng chiến gian khổ đến công cuộc đổi mới và xây dựng quê hương ngày nay, Thoại Sơn luôn tỏa sáng phẩm chất anh hùng.
Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 mở ra thời kỳ mới cho huyện Châu Thành - một địa phương bị chiến tranh tàn phá nặng nề - vươn lên phát triển mạnh mẽ. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện một lòng đoàn kết, tập trung sức mạnh, phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Là đô thị mới vùng biên giới của tỉnh An Giang, TX. Tịnh Biên đã có chặng đường 50 năm dựng xây, phát triển sau ngày thống nhất đất nước. Mảnh đất bom đạn tàn phá ngày nào đã trở thành thị xã sầm uất, với những công trình khang trang, nụ cười rạng rỡ của bao thế hệ cống hiến cho mảnh đất biên cương.
Từ vùng đất dân cư thưa thớt, nhiều nơi bỏ hoang, mang địa danh “Châu Đốc tân cương” thời vua Gia Long, đến khi trở thành đô thị sầm uất miền biên giới ngày nay, TP. Châu Đốc đã trải qua hàng trăm năm thăng trầm. Nhưng dù thay đổi thế nào, nơi đây vẫn là vùng đất rất đặc trưng về vị trí địa lý, về tâm linh tín ngưỡng, về khát vọng phát triển không ngừng.
Sau những thăng trầm trong suốt giai đoạn đấu tranh giành độc lập, thống nhất, khi đất nước hòa bình, bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển, Châu Phú đã nỗ lực vươn mình, hiện đại hóa, giữ vững bản sắc văn hóa truyền thống và không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân.
Sở dĩ dân gian quen gọi kênh chữ S, do đầu tuyến kênh có cây cầu bê-tông nối Quốc lộ 91 uốn lượn giống hình chữ S. Con kênh được đào sau ngày giải phóng, góp phần quan trọng trong điều tiết nước, lưu thông đường thủy nối liền từ sông Hậu cuộn chảy đến Hà Tiên.